Tổng quan

Hàn Quốc

(tiếng Hàn Quốc: 한국/ 韓國/ Hanguk), tên chính thức là Đại Hàn Dân Quốc (tiếng Hàn Quốc: 대한민국/ 大韓民國/ Daehan Minguktiếng AnhRepublic of Korea, Korea Republic), hay còn được gọi bằng các tên gọi khác như là Đại HànNam HànNam Triều Tiên hoặc Cộng hòa Triều Tiên, là một quốc gia độc lập có chủ quyền thuộc khu vực Đông Á, nằm trên nửa phía nam của Bán đảo Triều TiênPhía bắc giáp với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiênphía đông tiếp giáp với biển Nhật Bản và phía tây là biển Hoàng HảiThủ đô của Hàn Quốc là thành phố Seoul, trung tâm đô thị lớn thứ tư trên thế giới với dân số ước tính đạt tới hơn 30 triệu người và là một thành phố toàn cầu quan trọng. Ngoài ra, Vùng thủ đô Seoul với mật độ và quy mô dân số chỉ đứng sau Vùng thủ đô Tokyo của Nhật Bản cũng là một trong những đại đô thị có nền kinh tế đô thị hóa cao nhất trên thế giới[5][6]. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núiLãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100.363 km², đường bờ biển trải dài 8,460 km. Với dân số vào khoảng hơn 50 triệu người, Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân số cao thứ 3 (chỉ sau Bangladesh và Đài Loan) trong số các quốc gia có diện tích đáng kể.[7]

Bài viết này có chứa kí tự tiếng Hàn. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì Hangul hoặc hanja.

Những chứng cứ khảo cổ học cho thấy rằng bán đảo Triều Tiên đã có xuất hiện con người sinh sống từ Thời đại đồ đá cũ.[8][9] Lịch sử Triều Tiên bắt đầu từ khi nhà nước Cổ Triều Tiên được thành lập vào năm 2333 TCN bởi Đàn Quân. Sau thời kỳ Tam Quốc Triều TiênTriều Tiên trải qua các triều đại Cao Ly (Goryeo) và triều đại Triều Tiên (Joseon) trong một đất nước thống nhất cho đến cuối thời kỳ của Đế quốc Đại Hàn vào năm 1910, khi đó, toàn bộ bán đảo Triều Tiên đã bị Đế quốc Nhật Bản sử dụng vũ lực để sáp nhập lãnh thổ sau sự kiện Thống sứ Nhật Bản tại Triều Tiên là Itō Hirobumi bị An Jung-geun – một nhà hoạt động cách mạng vì nền độc lập dân tộc của Triều Tiên ám sát tại nhà ga Cáp Nhĩ Tân vào ngày 26 tháng 10 năm 1909. Sau khi được quân đội Đồng Minh giải phóng và bị chia cắt vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia này trở thành hai nhà nước với hai hệ tư tưởng và quan điểm chính trị đối lập nhau là Bắc Triều Tiên và Nam Triều TiênNhà nước và chính phủ Đại Hàn Dân Quốc được thành lập trên vùng lãnh thổ của miền Nam sau một cuộc tổng tuyển cử vào năm 1948 do Lý Thừa Vãn đứng đầu, ngay sau đó, đáp lại, miền Bắc cũng tiến hành tổ chức bầu cửchính phủ và nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên ra đời, do Kim Nhật Thành lãnh đạo. Trong khi Bắc Triều Tiên chịu sự ảnh hưởng ý thức hệ cộng sản và được hậu thuẫn từ phía Liên bang Xô viết và Khối các quốc gia xã hội chủ nghĩa thì Nam Triều Tiên (tức Đại Hàn Dân Quốc) lại chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ về ý thức hệ quốc gia tự do dân chủ, đồng thời được sự hậu thuẫn, giúp đỡ, viện trợ của Hoa Kỳ, điều này đã dẫn đến những mâu thuẫn vùng miền và ý thức hệ chính trị-xã hội giữa dân tộc và hai miền đất nước ngày càng trở nên nghiêm trọng và gay gắt. Các mâu thuẫn và xung đột này sau đó đã dẫn đến kết cục là một giải pháp quân sự nội bộ tàn khốc – cuộc chiến tranh Triều Tiên (25 tháng 6 năm 1950 – 27 tháng 7 năm 1953), hậu quả làm hơn 3 triệu người thiệt mạng và hàng chục triệu người khác bị ảnh hưởng, rất nhiều người dân, binh línhquân nhân bị thương tật nặng, một số khác thì bị mất nhà cửa hoặc chia lìa vĩnh viễn những người thân trong gia đình của mình. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng một hiệp định ngừng bắn được ký kết trước sự chứng kiến của đại diện các bên tham chiến tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm thuộc Khu phi quân sự Triều Tiên. Trong các thập niên từ năm 1950 tới 1990kinh tế Hàn Quốc đã được khôi phục hoàn toàn, phát triển vượt bậc và trở thành một nền kinh tế lớn, bền vững trên thế giới.[10]

Hàn Quốc hiện là một nước cộng hòa nghị việnchính phủ quốc gia hoạt động, vận hành theo hệ thống Tổng thống chếlãnh thổ bao gồm 16 đơn vị hành chính (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương). Hàn Quốc là một quốc gia phát triển có bình quân mức tiêu chuẩn sinh hoạtmức sống và chỉ số phát triển con người thuộc vào loại rất cao, là quốc gia có chỉ số dân chủ cao nhất châu Á[11][12], có tốc độ đường truyền kết nối Internet nhanh nhất thế giới[13]người dân sở hữu hộ chiếu quyền lực hạng 3 thế giới sau Singapore và Nhật Bản[14], có nền kinh tế phát triển theo phân loại của UNCIANgân hàng Thế giới và IMF, và đồng thời được công nhận là một cường quốc khu vực tại Đông Á cũng như là một cường quốc bậc trung trên thế giới. Hàn Quốc với hơn 50 triệu dân hiện đang là nền kinh tế có quy mô lớn thứ 4 ở châu Á sau nền kinh tế của các quốc gia Trung QuốcNhật Bản và Ấn Độxếp thứ 11 trên thế giới tính theo GDP danh nghĩaxếp hạng 13 xét theo sức mua tương đương (tính đến hết năm 2018 theo các số liệu thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tếLiên Hiệp QuốcCIA và Ngân hàng Thế giới). Nền kinh tế quốc dân chủ yếu dựa vào xuất khẩu, tập trung vào các ngành mũi nhọn như: công nghiệp nặngđiện tử tiêu dùngxe hơitàu biển (đóng tàu), vận tảimáy móc (tự động hóa), hóa dầuRobotviễn thôngdược phẩmthiết bị quân sựnăng lượngluyện kim,… Ngoài ra, Hàn Quốc cũng là quốc gia phát triển trong các ngành dịch vụdu lịchnghệ thuật và giải trí. Hàn Quốc là quốc gia châu Á đầu tiên giành quyền đăng cai tổ chức Giải Bóng đá Vô địch Thế giới (FIFA World Cup 2002 trên sân nhà cùng với Nhật Bản), là nước thành viên của các tổ chức toàn cầu như: Liên hiệp quốcWTOOECDTổ chức Y tế Thế giới (WHO), UNESCOkhối APECTổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), UNIDOIAEAITUUNESCAPWBUPUIMFICAOIEAInterpolCâu lạc bộ Paris và Nhóm các nền kinh tế lớn G-20. Quốc gia này cũng đồng thời là thành viên tham gia sáng lập của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị cấp cao Đông ÁCộng đồng Đông ÁNgân hàng Phát triển châu Á (ADB) và là một đồng minh không thuộc khối NATO quan trọng của Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra và liên tục tăng cường mạnh mẽ sự phổ biến văn hóa Hàn Quốc trên phạm vi toàn thế giới đặc biệt là ở khu vực châu Á, hay còn được biết đến với tên gọi Làn sóng Hàn Quốc.[15][16]

Mặc dù là một quốc gia phát triển, tuy nhiên, xã hội Hàn Quốc hiện đại cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp, nhức nhối và nan giải như tình trạng lão hóa dân số do tỷ lệ sinh cũng như kết hôn giảm mạnh[17], các định kiến xã hội vẫn còn tồn tại, thất nghiệp, áp lực cuộc sống và nạn tự sát – đặc biệt là trong tầng lớp những người trẻ tuổi và khoảng cách của sự phân hóa giàu nghèo đang ngày một gia tăng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *