Khí hậu môi trường

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Seoul
Biểu đồ khí hậu (giải thích)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
22
2
−6
24
4
−4
46
10
1
77
18
7
102
23
13
133
27
18
328
29
22
348
30
22
138
26
17
49
20
10
53
12
3
25
4
−3
Trung bình tối đa và tối thiểu. Nhiệt độ tính theo °C
Tổng lượng giáng thủy tính theo mm
Nguồn: [60]

Hàn Quốc có sự xen kẽ giữa khí hậu lục địa ẩm ướt và khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Á, có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu và đông. Mùa xuân thường kéo dài từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5, mùa hè từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 9, mùa thu từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 11 và mùa đông từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3. Mùa đông có thể rất lạnh với nhiệt độ thường xuyên dưới 0°C và tối thiểu xuống dưới −20 °C (−4 °F) ở những vùng nội địa của đất nước do gió mùa mang không khí lạnh từ Siberia thổi tới. Ở Seoul, nhiệt độ trung bình tháng 1 là −7 đến 1 °C (19 đến 34 °F) và phạm vi nhiệt độ trung bình tháng 8 là 22 đến 30 °C (72 đến 86 °F). Nhiệt độ mùa đông cao hơn dọc theo bờ biển phía nam và thấp hơn đáng kể ở các vùng núi. Mùa hè có thể nóng và ẩm khá khó chịu, với nhiệt độ vượt quá 30 °C (86 °F) ở hầu hết các vùng của đất nước. Vào mùa hè năm 2018, Hàn Quốc đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến ít nhất 42 người thiệt mạng, khi ấy nhiệt độ tại Seoul có thể lên tới 39,6 °C, nóng nhất trong vòng 111 năm qua[61].

Do ở phía nam và bị biển bao bọc chung quanh, đảo Jeju có thời tiết ấm hơn và dễ chịu hơn so với các vùng khác của Hàn Quốc. Nhiệt độ trung bình trên đảo Jeju khoảng từ 2,5 °C (36,5 °F) trong tháng Giêng đến 25 °C (77 °F) trong tháng Bảy.

Những cơn mưa nặng hạt tập trung vào một quãng thời gian ngắn ngủi trong mùa hèMùa mưa được gọi là Jangma(장마), bắt đầu từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7. Lượng mưa trung bình hàng năm thay đổi từ 1.370 mm (54 in) ở Seoul đến 1.470 mm (58 in) ở Busan. Hiếm khi nào mưa ít hơn 750 milimét (29,5 in)in) trong năm, phần lớn các năm đều có lượng mưa trên 1.000 milimét (39,4 in) in). Thế nên, đất nước này có đủ mưa để duy trì sản xuất nông nghiệp của mình.

Hàn Quốc ít bị bão hơn so với Nhật Bản, Đài Loanbờ biển phía đông của Trung QuốcPhilippines. Có khoảng từ 1-3 cơn bão mỗi năm. Bão thường đổ bộ vào Hàn Quốc vào cuối mùa hè, đặc biệt là trong tháng Tám, và mang lại những cơn mưa xối xả. Lũ lụt thỉnh thoảng gây ra thiệt hại đáng kể, như làm sạt lở đất, do địa hình chủ yếu là đồi núi của đất nước.

Môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

Suối Cheonggyecheon là một khu vực giải trí hiện đại ở trung tâm Seoul.

Trong 20 năm đầu giai đoạn tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Hàn Quốc, nước này có rất ít nỗ lực để bảo vệ môi trường. Công nghiệp hóa và phát triển đô thị không được kiểm soát đã dẫn đến nạn phá rừng và phá hủy các vùng đất ngập nước đang diễn ra như Songdo Tidal Flat. Tuy nhiên, gần đây đã có những nỗ lực để khắc phục những vấn đề này, bao gồm cả một dự án năng lượng xanh năm năm do chính phủ điều hành trị giá 84 tỷ USD nhằm mục đích thúc đẩy hiệu quả năng lượng và công nghệ xanh.

Chiến lược kinh tế dựa trên nền tảng xanh là sự đại tu toàn diện nền kinh tế của Hàn Quốc, tốn gần hai phần trăm GDP quốc gia. Sáng kiến ​​phủ xanh bao gồm những nỗ lực như xây dựng mạng lưới xe đạp trên toàn quốc, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, giảm các phương tiện phụ thuộc vào dầu, hỗ trợ thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày và sử dụng rộng rãi các công nghệ thân thiện với môi trường như đèn LED trong điện tử và chiếu sáng. Hàn Quốc là nước có kết nối mạng dày đặc nhất thế giới và đang có kế hoạch xây dựng một hệ thống mạng tiếp theo trên toàn quốc, sẽ nhanh hơn 10 lần so với hiện tại, nhằm giảm mức độ sử dụng năng lượng.

Chương trình tiêu chuẩn danh mục tái tạo với các chứng chỉ năng lượng tái tạo có từ năm 2012 đến 2022. Các hệ thống hạn ngạch ủng hộ các máy phát lớn, tích hợp theo chiều dọc và các tiện ích điện đa quốc gia, nếu chỉ vì các chứng chỉ thường được quy định theo đơn vị một megawatt giờ. Chúng cũng khó thiết kế và thực hiện hơn so với biểu giá Feed-in. Khoảng 350 đơn vị nhiệt điện kết hợp vi mô dân cư đã được lắp đặt vào năm 2012.

Nước máy của Seoul gần đây đã trở nên an toàn để uống, các quan chức thành phố gắn nhãn hiệu “Arisu” để thuyết phục công chúng. Những nỗ lực cũng đã được thực hiện với các dự án trồng rừng. Một dự án trị giá hàng tỷ đô la khác là sự phục hồi suối Cheonggyecheon, một con suối chảy qua trung tâm thành phố Seoul mà trước đó đã bị lấp lại khi xây đường cao tốc. Một thách thức lớn nữa là chất lượng không khí, với mưa axit, oxit lưu huỳnh và bão bụi vàng hàng năm là những vấn đề đặc biệt. Người ta thừa nhận rằng tình trạng này xày ra một phần là do ảnh hưởng từ các khu vực Nội Mông và Hoa Bắc của Trung Quốc lân cận, những nơi đang bị ô nhiễm không khí trầm trọng.

Hàn Quốc là thành viên của Hệ thống Hiệp ước châu Nam CựcCông ước về Đa dạng sinh họcNghị định thư Kyoto (hình thành Nhóm toàn vẹn môi trường (EIG), liên quan đến UNFCCC, với Mexico và Thụy Sĩ), CITESUNCLOSHiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (không có hiệu lực), Nghị định thư Montreal và công ước Ramsar.

Phân cấp hành chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *