Kinh tế

Hyundai, một trong bốn tập đoàn đa ngành lớn (Big Four) của Hàn Quốc cùng với SamsungLG và SK.

Hàn Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp bán dẫn.

Trụ sở chính của tập đoàn Samsung – Samsung Town, tọa lạc tại trung tâm thủ đô Seoul.

Hàn Quốc định hướngxây dựng và sở hữu một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (được hoàn thiện dựa trên nền tảng của kinh tế thị trường), nền kinh tế của quốc gia này bao gồm một loạt các đặc điểm nổi bật như: hỗn hợptự do, ít có sự can thiệp của chính phủ và phát triển cao bậc nhất Châu Á. Hiện nay, Hàn Quốc đã được xếp vào nhóm những quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Cùng với các nền kinh tế của Hoa KỳAnh QuốcNhật BảnHồng KôngĐài Loan và Singapore, nền kinh tế Hàn Quốc thường được các nhà kinh tế học như Milton Friedman và Viện Cato (Hoa Kỳ) xem như là một ví dụ tiêu biểu về lợi ích của chủ nghĩa tư bản tự vận hành.

Đầu những năm 1950, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc chỉ đứng ngang với các nước nghèo ở châu Phi và châu Á thì hiện nay, con số này đã xếp thứ 11 trên toàn cầu. Năm 2005, GDP danh nghĩa của Hàn Quốc được ước tính đạt khoảng 790 tỷ USD, GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) đạt khoảng 1.100 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP danh nghĩa và theo sức mua tương đương lần lượt là 16.270 USD và 22.620 USD (xếp hạng 33 và 34 thế giới khi ấy).

Kinh tế Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới từ đầu những năm 1960 cho đến cuối những năm 1990, và vẫn tiếp tục tăng trưởng đều đặn trong thập niên 2000, do đó Hàn Quốc cùng với các quốc gia và Đặc khu hành chính Hồng KôngSingapore và Đài Loan thường được ví như Bốn con Rồng của Châu Á.[181]

Năm 1997, như nhiều nước châu Á khác, Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế nặng nề. Để tháo gỡ khó khăn, chính phủ Hàn Quốc đã phải chấp nhận vay khẩn cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo: tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường, giảm bớt quyền lực của các nhà tài phiệt nắm giữ các tập đoàn lớn, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà nước, chống câu kết chính trị – kinh doanh. Mặt khác, chính phủ đã áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng, huy động quốc dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. Kết quả là Hàn Quốc đã thành công trong việc khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm (19982000), trả xong nợ của IMF. Dự trữ ngoại tệ đã đạt 133 tỷ USD (tháng 7/2003). Hàn Quốc tiếp tục duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao trong thập niên 2010, đạt mức từ 6,2% đến 8% trong năm 2010[182], tuy vậy đến năm 2016 đã tụt xuống chỉ còn hơn 2,6%. Từ năm 2017, Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ 6 thế giới về kim ngạch xuất khẩu, hạng 8 về nhập khẩu (theo các dữ liệu của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế)[183][184].

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, nơi xuất hành tiền Won.

Từ những năm 1970, nhiều công ty, tập đoàn lớn của Hàn Quốc bắt đầu tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Những tập đoàn Tài phiệt khổng lồ (Chaebol), do các gia tộc kỹ nghệ đại tư bản (kế thừa và phát triển trực tiếp theo mô hình từ các tài phiệt của Nhật Bản) điều hành, kiểm soát, nắm trong tay quyền lực và khả năng chi phối nền kinh tế Hàn Quốc qua nhiều thế hệ có thể kể tới như SamsungHyundaiKiaLGLotteCJSKShinsegae hay Daewoo. Những quốc gia đang phát triển như Việt Nam mặc dù được đầu tư lớn nhưng trên thực tế mới chỉ được làm quen, tiếp cận với một vài lĩnh vực của các tập đoàn này. Ví dụ như ở Hàn Quốc, ngoài lĩnh vực chính là công nghệ, Samsung cũng rất năng động trong các lĩnh vực bảo hiểmchế tạo máythương mại điện tử và bất động sản. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính châu Á, nhiều chi nhánh của các tập đoàn này ở nước ngoài đã bị đóng cửa. Một ví dụ điển hình là DaewooChaebol từng một thời có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn mạnh bậc nhất đối với nền kinh tế xứ Hàn đã sụp đổ, phải tái cơ cấu và buộc phải bán bộ phận sản xuất xe hơi cho tập đoàn General Motors của Mỹ[185]. Ngoài những cái tên quen thuộc, phổ biến kể trên ra, Hàn Quốc còn là quê hương của một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới khác, có thể kể đến như: KT (viễn thông), Pantech (điện tử tiêu dùng), SsangYongRSMGenesis (xe hơi), Hanwha (bảo hiểm – tài chính), Posco (thép), DoosanKumho AsianaHyosung (công nghiệp), Hanjin (vận tải), Tous les Jours (thực phẩm), Shinhan (ngân hàng), Coupang[186] (thương mại điện tử), CGV (điện ảnhkinh doanh cụm rạp chiếu phim và dịch vụ giải trí),…

Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã tiến hành bắt giữ và truy tố hơn 100 người, trong đó có một cựu quan chức nhà nước hàng đầu trong vụ tham nhũng trong một vụ bê bối trên xác nhận an toàn giả mạo cho các bộ phận trong lò phản ứng hạt nhân của mình. Nền kinh tế lớn thứ tư của châu Á đã phải từng phải ngừng hoạt động một loạt các lò phản ứng hạt nhân do các tài liệu giả mạo vào cuối năm 2012. Ngành công nghiệp hạt nhân của Hàn Quốc đã bị chỉ trích vì hoạt động của nó diễn ra rất bí ẩn, dẫn đến nạn tham nhũng của các quan chức liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận an toàn. Do các nhà máy hạt nhân này sản xuất một phần ba lượng điện năng của Hàn Quốc nên các quan chức cho biết họ sẽ chỉ kiểm tra và thay thế các bộ phận, chứ không phải là loại bỏ dần chúng[187]. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn là quốc gia sản xuất điện hạt nhân đứng thứ năm trên thế giới tính đến năm 2010.[188]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *